Niềm hạnh phúc ngập tràn của các cựu giáo chức Bách khoa Hà Nội
Bộ môn Hệ thống điện trước đây và ngày nay là khoa Điện, Trường Điện – Điện tử là một trong những bộ môn giàu truyền thống nhất của Bách khoa Hà Nội. Được Nhà trường quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi, năng động, tâm huyết với nghề suốt 65 năm qua, Bộ môn đã đạt được những thành công trong đào tạo và nghiên cứu hôm nay. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng tôi – lớp cán bộ, giảng viên hậu bối Trường Điện – Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội – xin được tri ân thế hệ những thầy cô giáo đầu tiên của bộ môn.
GS.TSKH, NGND Nguyễn Thiện Phúc nguyên là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, một trong những sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của Khoa Cơ khí của Trường năm 1959. Với thành tích học tập xuất sắc, sau khi tốt nghiệp ông được Trường giữ lại làm cán bộ giảng dạy. Năm 1968 ông được Trường cử đi học tập và là nghiên cứu sinh tại Liên Xô, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào năm 1972 và Tiến sỹ khoa học năm 1978 tại Trường ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Saint Peterburg, chuyên ngành Máy và dây chuyền tự động.
Những câu chuyện nhỏ, nhưng gây ấn tượng rất lớn đối với tôi về một thần tượng trong số cha đẻ của công nghiệp quốc phòng Việt Nam, về một nhà khoa học uyên thâm rất nặng lòng với sự phát triển khoa học nước nhà và về một con người tâm huyết với công việc tập hợp đội ngũ cán bộ khoa học vì sự nghiệp đưa tiến bộ công nghệ đến quần chúng lao động.
Cách đây 10 năm, giảng viên Trường Điện – Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội - Nguyễn Kiên Trung - đạt được học bổng NCS tại Nhật Bản, theo đuổi hướng nghiên cứu mới, nhiều tiềm năng: Truyền điện không dây. Nghiên cứu của anh hướng vào thị trường sạc cho ô tô điện, đã công bố 38 bài báo khoa học trên các hội thảo và tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước, nhận được sự quan tâm của cộng đồng khoa học thế giới.
Năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội có 2 nhóm sinh viên I-Tech và BK 307 tham gia Vòng chung kết toàn quốc cuộc thi Học sinh, Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp (SV-Startup) lần thứ 5 do Bộ GD&ĐT tổ chức, diễn ra tại ĐH Huế. Vòng chung kết SV-Startup diễn ra vào ngày 24-26/3/2023. Các đội thi sẽ tham gia trưng bày các sản phẩm, ý tưởng, dự án khởi nghiệp tại các gian hàng theo chủ đề của BTC.
Anh Cao Đại Thắng - CSV K50 ngành Kỹ thuật Năng lượng, Viện Khoa học & Công nghệ Nhiệt lạnh Đại học Bách khoa Hà Nội đồng thời là Chủ tịch Tập đoàn INTECH Group sở hữu hệ sinh thái phòng sạch và nhà máy công nghệ cao hàng đầu tại Việt Nam. Khi nhận được các câu hỏi về khởi nguồn đam mê NCKH, về ngôi trường Đại học Bách khoa Hà Nội anh từng gắn bó, về các thầy/cô Bách khoa dìu dắt anh những bước đi ban đầu, niềm tự hào khi là SV Bách khoa… anh như được bật công tắc…chia sẻ!
Giảng viên Bách khoa “đèn sách” tại những đại học danh giá nhất thế giới
Mới đây, tại Thành phố Uppsala (Thụy Điển), GS. Nguyễn Đức Hòa – Phó Giám đốc Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS), Đại học Bách khoa Hà Nội vinh dự nhận bằng TS danh dự ĐH Uppsala. Sau 3 năm ảnh hưởng dịch Covid-19, ĐH Uppsala mới có dịp tổ chức buổi lễ truyền thống vinh danh các nhà khoa học. Cùng GS. Hòa nhận bằng tiến sĩ danh dự ngành Kỹ thuật năm 2022 còn có 8 giáo sư đến từ Mỹ, Anh, Đức… - các quốc gia có nền khoa học công nghệ rất phát triển trên thế giới. Người Bách khoa Nguyễn Đức Hòa là nhà khoa học duy nhất trong nhóm đến từ một đại học châu Á.
Cách đây hơn 27 năm, số tiến sỹ trẻ trong lĩnh vực Hóa học ở Việt Nam không nhiều, ở lứa tuổi 27 đạt được học vị danh giá lại càng hiếm. Đứng trước nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, PGS. Trần Thu Hương đã quyết định lựa chọn gắn bó với Bách khoa Hà Nội.
Từ quê nhà Nghệ An, nhận được tin con trai đạt học hàm giáo sư, bố mẹ của GS. Chu Mạnh Hoàng (sinh năm 1979) – Viện ITIMS, Đại học Bách khoa Hà Nội, 1 trong 3 giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2022 – rất vui mừng. Năm xưa, bố GS. Hoàng bán 200m2 đất lấy tiền lo cho 3 con học đại học ở Hà Nội, giờ ông đã nhận quả ngọt khi các con đều phương trưởng, thành đạt. 200m2 đất “đầu tư” cho tương lai khi đó giờ đã “lãi” gấp nhiều lần!
Năm 2022, Đại học Bách khoa Hà Nội có 16 giảng viên được Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư, trong đó có 5 tân phó giáo sư nữ. Với các giảng viên – nhà khoa học nữ, để đạt được học hàm cao quý này là cả một hành trình nỗ lực cả trong khoa học và cuộc sống.
GS. Lê Minh Thắng – Giảng viên cao cấp bộ môn Công nghệ Hữu cơ – Hóa dầu - Viện Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: Một trong những lý do thúc đẩy chị hoàn thành hồ sơ đăng ký Giải thưởng Kovalevskaia
"Lựa chọn theo đuổi các ngành kỹ thuật, công nghệ, khoa học chắc chắn không hề dễ dàng nhưng các bạn đang đi trên một con đường rất vững chắc, được xây đắp qua nhiều thế hệ", PGS.TS Hoàng Thị Thu Hương chia sẻ.
PGS. Nguyễn Bình Minh được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Kinh tế số với nhiệm kỳ 5 năm.